4 nguyên nhân khiến cho mẹ bầu vượt cạn khó khăn, tốn nhiều sức lực
Cổ tử cung mở chậm
Trong quá trình chuyển dạ mẹ bầu sẽ thấy cổ tử cung của mình từ từ mở ra và có dấu hiệu mỏng đi để em bé có thể chui qua đó chào đời. Mẹ bầu có thê cảm nhận được các cơn co tử cung sẽ tác động khiến cổ tử cung mở rộng hơn.
Tuy nhiên, do cơ địa khác nhau nên mỗi mẹ bầu có thời gian chuyển dạ khác nhau, không ai giống ai cả. Trên thực tế, có một số mẹ bầu có cổ tử cung đã mở vài phân trước khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu rút ngắn quá trình đau đớn của mẹ bầu. Nhưng cũng có nhiều mẹ bầu cổ tử cung mở chậm khiến cho mẹ bầu vô cùng đau đớn tốn sức trong quá trình vượt cạn.
Mẹ bầu căng thẳng khi chuyển dạ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh trong quá trình vượt cạn nếu sản phụ được sinh trong môi trường ít tiếng ồn sẽ kích thích cơ thể sản xuất hormone oxytocin – hormone giúp cho phần cổ tử cung mở và đẩy em bé ra ngoài nhanh hơn.

Mẹ bầu la hét căng thẳng khi chuyển dạ
Nhưng trên thực tế, có tới 96% sản phụ không được sinh con trong môi trường yên tĩnh, riêng tư mà luôn phát ra tiếng ồn, kêu gào, khóc lóc do nhưng cơ co tử cung gây ra. Chính việc này khiến cho quá trình vượt cạn trở nên khó khăn hơn. Chính vì tâm trạng lo lắng sát ngày dự sinh hoặc trước khi chuyển dạ cũng khiến sự chuyển dạ kéo dài hơn bình thường, khiến mẹ bầu tốn sức, mệt mỏi, đau đớn.
Vị trí ngôi thai bất thường
Trong quá trình mang thai nếu ngôi thai thuận lợi sẽ dễ dàng cho mẹ bầu vượt cạn nhanh hơn. Nhưng nếu vị trí của thai nhi không thuận sẽ là ảnh hưởng nhất định đến sự sinh nở của mẹ. Nếu như ngôi thai không thuận lợi phần lớn các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sinh mổ để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé.

Khung chậu mẹ hẹp sinh khó
Khung xương chậu của mẹ hẹp
Để chào đời, em bé phải trải qua một hành trình vượt cạn, và phải đi qua khung xương chậu của mẹ. Phần khung xương chậu của mẹ được thiết kế hoàn hảo, có kích thước đủ rộng để thai nhi chui qua đó. Nhưng trên thực thế, có một vài sản phụ do khung xương chậu nhỏ hẹp nên sẽ rất khó khăn trong quá trình vượt cạn. Khung xương nhỏ khiến mẹ đau đớn em bé dễ gặp phải tai biến sản khoa ngạt ối, thiếu oxy. Chính vì vậy, tùy vào mức độ hẹp của xương chậu mà bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu có thể sinh thường hoặc sinh mổ.
Khỏe và đẹp
Theo khoevadep.com.vn
3 dấu hiệu cảnh báo thai nhi trong bụng đang không ổn, mẹ bầu phải ‘thuộc lòng’ để bảo vệ ‘tính mạng’ của con
Mẹ bầu dù có thèm đến mấy cũng đừng ăn dại ăn 3 loại này, kẻo hại mẹ lẫn thai nhi
Cô gái mang thai 28 tuần mắc phải 3 căn bệnh ung thư, thời khắc mổ bắt con cũng là lúc cô từ biệt cõi đời
3 thói quen xấu này của mẹ bầu chính là nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén, nguy hiểm con

Quan niệm lỗi thời khi nuôi dạy con, cha mẹ cần điều chỉnh ngay!
Trước khi rán cho thêm thứ này sẽ có ngay món trứng nở phồng, xốp mịn
4 lý do khiến bé hay đạp tung chăn khi ngủ, điều số 3 mẹ cần đặc biệt chú ý
4 sai lầm trong việc chăm sóc con của mẹ khiến trẻ bị gù lưng, cong vẹo cột sống
Sống thế nào là thuận tự nhiên?
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua