5 cách dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc
Lan tỏa yêu thương tới con trẻ
Đối với một đứa trẻ, gia đình là cái nôi, là môi trường đầu tiên mà trẻ em tiếp xúc, học hỏi và lớn lên, đó nhất thiết nên là môi trường an toàn và chan chứa yêu thương. Cùng đó, với trẻ con cha mẹ là người quan trọng nhất đối với chúng. Thật kinh khủng khi đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho chúng. Các bậc cha mẹ hãy cố gắng dung hòa và quan tâm đến con cái để tìm hiểu tâm tình, hãy dành những giây phút thư giãn thoải mái, vui vẻ ở bên con trẻ, qua đó, bố mẹ và các bé cũng sẽ hiểu nhau hơn. Và từ đây về sau, bố mẹ và các bé sẽ chia sẻ với nhau nhiều hơn nữa về những tâm tư, tình cảm của mình, thắt chặt thêm tình cảm gắn bó gia đình.

Ảnh minh họa
Đừng hạ thấp cảm xúc của con bạn
Đôi khi người lớn chúng ta thường phớt lờ ảnh hưởng của mình với trẻ nhỏ vì cho rằng: "Còn nhỏ thế đã biết gì". Nhưng thực tế, dù còn nhỏ nhưng trẻ đã có những cảm xúc không thua kém gì người lớn.
Đừng hình thành thói quen xấu cho con
Đừng để hành vi xấu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen, từ thói quen dần hình thành tính cách con người, rất khó sửa.
Nhiều khi con hư nhưng ba mẹ lại phủi tay nghĩ chỉ là do con còn bé, chưa hiểu chuyện, lớn lên sẽ khác, rằng trẻ con đứa nào cũng thế. Tuy vậy, cha mẹ không nhận ra những đứa bé hư nếu không được dạy bảo thì lớn lên sẽ thành những người thất bại: không suy nghĩ chín chắn trưởng thành, kĩ năng giải quyết vấn đề kém, thiếu động lực và luôn buồn chán... bởi trẻ nhận thức sớm hơn người lớn nghĩ rất nhiều.
Vậy nên hãy lắng nghe bản năng của người làm cha mẹ và chấn chỉnh hành vi của con một cách kịp thời, đồng thời hãy sửa đổi những thói quen trên để nuôi dạy con tốt hơn.

Ảnh minh họa
Cha mẹ đừng đòi hỏi con phải hoàn hảo
Thành tích học tập của con là điều mà phụ huynh nào cũng kỳ vọng, mong muốn con mình học giỏi, để sau này thành đạt, có địa vị trong xã hội. Nhưng phụ huynh lại không quan tâm đến mong muốn thực sự của con dẫn đến việc con bị áp lực.
Cha mẹ thường đặt lên vai những đứa con ước mơ dang dở mà ngày xưa họ chưa thực hiện được khiến cho ngày càng nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm vì áp lực học hành.
Khi áp lực đến một mức nhất định, trẻ không còn chịu được, con sẽ có xu hướng buông bỏ và tỏ thái độ bất cần. Đến lúc này, mọi áp lực từ cha mẹ dường như vô tác dụng với con.
Chuyện đặt áp lực học tập quá sức lên con trẻ tuổi tiểu học có thể gây tác dụng phụ tai hại, thậm chí có thể hủy hoại chuyện học tập của con trẻ khi thần kinh của trẻ bị stress quá mức. Điều bạn cần làm là thay đổi quan niệm của chính mình, đừng tự mình biến cuộc sống của con thêm mệt mỏ.
Cha mẹ ngưng cãi nhau khi có sự chứng kiến của con trẻ
Bạn thường thấy một đứa trẻ bật khóc khi ba mẹ chúng cãi nhau, nhưng đó không chỉ là phản ứng tự nhiên mà còn thể hiện chúng đang không hiểu chuyện gì xảy ra và nghĩ rằng người gây ra tội là mình. Những trẻ em thường chứng kiến các cuộc tranh cãi của cha mẹ sẽ có hành vi giao tiếp kém khi ở trường, trong công việc.
Hãy nhẹ nhàng hơn trong cách cư xử và tránh hết mức những trường hợp xung đột trước mặt những đứa trẻ vốn ngây thơ, vô tội.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Nguyên tắc nuôi dạy con của người Do Thái
- 6 bài học về tiền bạc cha mẹ nhất định cần dạy con
- Những điều nên dạy con khi nhà có thêm em bé
Có phải trẻ sơ sinh tóc dày "khỏe" hơn trẻ tóc thưa thớt? Chuyên gia giải thích
Đỗ Mỹ Linh lộ loạt ảnh đi thử váy cưới giữa tin đồn hẹn hò con trai bầu Hiển
4 loại cây cứ trồng trong nhà là tiền tài ùn ùn kéo đến, 2 loại cây "phá phong thủy" nên tránh xa
4 lỗi thường gặp khi diện áo phông đi làm khiến chị em mất điểm trong mắt đồng nghiệp
5 ly sinh tố là "thần dược" chống lão hóa, giúp chị em trẻ đẹp từ bên trong
Những màn giảm cân ấn tượng của mỹ nhân Việt: Minh Hằng "lột xác" hoàn toàn
Cổ nhân nói "Phụ nữ hơn nhau tấm chồng": Vợ "tu 10 kiếp" mới lấy được tấm chồng có 4 đặc điểm này
Lưu Hương Giang cùng 2 con gái tích cực rèn luyện vóc dáng, chăm làm đẹp
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua