"Làm hại" con vì cha mẹ tranh làm việc nhà
Cuộc sống hiện đại nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế nên luôn muốn bao bọc, làm giúp con vì nghĩ rằng làm giúp con là thể hiện tình yêu thương với con, muốn con chỉ cần chuyên tâm vào ăn, học và chơi. Tuy nhiên, những suy nghĩ này đã vô tình cướp đi của con trẻ nhiều điều thú vị mà chỉ khi con tự tay làm mới cảm nhận được. Điều này cũng khiến trẻ trở nên lười biếng, ỷ lại và dựa dẫm vào người khác, từ đó hình thành thói quen được cung phụng.
Trước đây, do quá thương con, chị Thu Hà (ngụ tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) chỉ yêu cầu bé My (con gái chị) học giỏi, mọi việc có mẹ lo. Năm My học lớp 7, ngay cả soạn sách theo thời khóa biểu mẹ cũng làm giúp. Quần áo, giày dép đi học mẹ chuẩn bị sẵn, có khi còn bưng cơm lên tận phòng cho con.
Được mẹ bảo bọc quá kỹ, ngoài đi học, My không biết làm gì. Trong khi bà ngoại và mẹ đi chợ, dọn dẹp nhà, sơ chế đồ ăn… làm không ngơi tay thì My ôm điện thoại chơi hoặc xem ti vi.

Cha mẹ cần dạy trẻ biết phụ giúp gia đình những công việc vừa sức.
Thấy cách sống của cháu như vậy bà ngoại My quyết dạy dỗ lại cháu. Chị Hà kể: "Ngoại nhờ My phụ làm những việc nhỏ như nhặt rau, dọn bàn ăn, lau nhà, sau đó là tự dọn dẹp phòng riêng, giặt ủi quần áo cho bản thân, cái nào chưa được thì ngoại hướng dẫn, động viên. Ban đầu, My phụng phịu không chịu làm, nhưng ngoại thuyết phục, giảng giải cho cháu thấy sự cực khổ của cha mẹ vừa đi làm vừa gánh vác việc nhà, trách nhiệm làm con phải biết san sẻ. Mưa dầm thấm lâu, sau vài tháng My như trở thành người khác, siêng năng, làm được nhiều việc hơn. Giờ vợ chồng tôi đi công tác dài ngày cũng an tâm".
Tết này, bé Hải My đã trở thành trợ thủ đắc lực cho mẹ và bà ngoại trong việc dọn dẹp nhà cửa, làm bánh mứt… Mấy ngày nghỉ cuối tuần, My phụ lau chùi bàn ghế, phơi thảm, vệ sinh lại gian bếp, còn chịu khó học làm dưa kiệu, mứt dừa, bánh bông lan, là những món ruột của ngoại. Hai bà cháu vừa làm vừa rủ rỉ nói chuyện, ngoại không chỉ hướng dẫn nữ công gia chánh mà còn dạy cháu gái tuổi mới lớn phép tắc giao tiếp, cách đối nhân xử thế. Thấy con gái ngày càng đằm thắm, biết suy nghĩ, sống có trách nhiệm, quan tâm đến người thân trong gia đình, chị Thu Hà thầm cám ơn mẹ đã quan tâm dạy dỗ, giúp con chị trưởng thành.
Hãy để con trẻ bắt đầu với những công việc đơn giản nhất như cho con tự chuẩn bị sách vỡ đi học, tự thay quần áo cho bản thân, dọn dẹp đồ dùng trong gia đình... cha mẹ hãy cùng con làm việc nhà, là nguồn động viên cho con trẻ mỗi khi còn làm sai và hãy ghi nhận những đóng góp xứng đáng của con trẻ bằng những phần thưởng nhằm khích lệ tinh thần con.
Tính tự lập và tinh thần trách nhiệm là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ con có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn và đặc biệt là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có cha mẹ bên cạnh.
Vì thế, thay vì làm giúp các bậc phụ huỳnh nên rèn cho con thói quen tự lập ngay từ khi còn nhỏ bằng cách dạy trẻ làm việc nhà để từ đó hình thành bước đệm vững chắc cho con trong tuổi trưởng thành.
Khánh Tường - Kim Thoại
Link nguồn:
https://giadinhvietnam.com/lam-hai-con-vi-cha-me-tranh-lam-viec-nha-d166053.html
Theo giadinhvietnam.com
Trẻ thiếu thốn tình cảm thường có 4 biểu hiện dễ nhận thấy, nhiều cha mẹ chủ quan bỏ qua
Mua mướp đừng tham quả to, cứ nhìn 4 điểm này biết ngay quả nào ngon ngọt
Thả thứ này vào luộc cua ghẹ thịt chắc nịch thơm ngon, đậm đà ai cũng thích
Học cách mặc đồ cut-out từ kín đáo đến gợi cảm giúp nàng thu hút mọi ánh nhìn
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Cuối tuần (21-22/5): 3 con giáp phất lên như diều gặp gió, tiền về căng chặt túi
Vừa chia tay Kiều Minh Tuấn, Cát Phượng đã được một sao nam "thả thính"?
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua