Mách mẹ bài thuốc trị hăm tã cho con bằng lá trà xanh, vừa đơn giản lại an toàn hiệu quả
Trẻ sơ sinh rất dễ bị hăm đít hay bẹn vì phải dùng bỉm cả ngày. Vì vậy các bố mẹ nên chú ý bảo vệ làn da non nớt của trẻ, tránh các tổn thương về da không mong muốn. Có nhiều cách trị hăm da khác nhau nhưng an toàn nhất cho trẻ là các phương pháp dân gian từ cây tự nhiên đảm bảo an toàn sức khỏe.
Những bài thuốc dân gian trị hăm tã cho bé
Bài thuốc trị hăm tã cho bé bằng lá trà xanh
Trà xanh là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trị hăm tã cho bé, kể cả trà túi hay trà xanh. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà túi trị hăm tã giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương do hăm tã gây ra.
Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da, trà xanh được các mẹ bỉm sữa tin dùng làm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
Trị hăm tã cho bé bằng lá khế
Cha mẹ chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó lấy một mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé. Nước lá khế được các mẹ dùng để trị hăm háng cho trẻ sơ sinh rất phổ biến.
Lưu ý: Các mẹ không nên để khăn ngắm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng bé bị hăm tã, nước sẽ chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm háng ở bé trở nên nghiêm trọng hơn.

Trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không
Trầu không có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau, trị hăm,... từ lâu bài thuốc trị hăm tã từ trầu không đã được rất nhiều người lưu truyền. Đối với trẻ nhỏ lá trầu không có rất nhiều công dụng, nhiều người còn dùng lá trầu không để đắp cho trẻ sơ sinh giúp giữ ấm.
Cách dùng lá trầu không làm bài thuốc trị hăm tã: Lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch và đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt với nước trầu không đã nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp và vùng da bị hăm của bé. Mẹ nên làm liên tục một ngày ba lần trong vòng một tuần, thêm vào việc mặc đồ thoáng mát cho bé, chắc chắn sau 1 tuần, hăm da sẽ giảm rõ rệt
Với 3 bài thuốc trị hăm tã từ dân gian này sẽ giúp nhiều mẹ trẻ giảm nỗi lo về việc bé yêu bị đau rát vùng nhạy cảm. Lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết làn da của con bạn có bị kích ứng với thành phần nào hay không và dùng với liều lượng như thế nào là hợp lí nhất nhé.
Hải Băng (TH)
Link nguồn:
Theo phunusuckhoe.vn
Dùng điện thoại làm ‘vật dụ dỗ trẻ’, bà hối hận khi biết cháu phải nhập viện phẫu thuật cả 2 bàn tay
4 loại thực phẩm chứa đầy muối, ăn vào dễ gây hại cho thận và sự phát triển của não bộ của trẻ, mẹ lưu ý khi chọn cho con
Lưu ý 3 thời điểm không nên cho trẻ uống nước vì cực hại sức khỏe
5 loại nước tuyệt đối không được dùng để pha sữa công thức, số 5 nhiều mẹ nghĩ bổ dưỡng nhưng lại hại con

Phụ nữ dễ mắc bệnh gì ở tuổi 40?
Dạy con khi nào nên nói dối?
8 việc làm vào buổi tối tốt hơn buổi sáng
Bí quyết nuôi dưỡng thói quen đọc sách sớm cho trẻ
9 việc cần làm để bảo vệ sức khỏe dịp Tết
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua