"Tác dụng phụ" việc nam giới nghén thay vợ
9 tháng mang thai là khoảng thời gian tuyệt diệu nhưng cũng đầy khó khăn đối với mỗi người phụ nữ. Họ sẽ phải trải qua những triệu chứng khá khó chịu như ốm nghén, mệt mỏi, thiếu ngủ, đau nhức lưng, hông… Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể khi có sự xuất hiện của em bé.
Tuy nhiên, không chỉ phụ nữ phải chịu đựng “tác dụng phụ” của việc mang thai này mà rất nhiều nam giới cũng than phiền rằng liệu có phải họ cũng bị ốm nghén?
Theo số liệu thống kê của các chuyên gia thuộc đại học Michigan, Mỹ, có khoảng 5% các ông chồng mắc phải triệu chứng ốm nghén thay vợ. Và các kiểu nghén thay vợ khiến các đấng mày râu phải đau đầu, được liệt kê bao gồm:
Hormone nam giới suy giảm
Một nghiên cứu mới được thực hiện tại đại học Michigan, Mỹ đã so sánh sự thay đổi hormone của 29 cặp đôi đang có em bé đầu lòng, từ giai đoạn đầu người vợ mang thai đến tuần 36 thai kỳ và nhận ra một số điều rất đặc biệt.
Trong khi tất cả các mẹ bầu đều tăng đáng kể hormone estradiol, progesterone, cortisol và testosterone thì một điều đáng ngạc nhiên là lượng testosterone và estradiol ở người chồng lại giảm.
Giáo sư tâm lý Robin Edelstein, tác giả của nghiên cứu, giải thích về sự sụt giảm hormone ở nam giới như sau: "Chúng tôi nhận thấy rằng sự sụt giảm hormone testosterone và estradiol có thể là nguyên nhân khiến các ông chồng trở nên nhạy cảm hơn và đảm đương tốt vai trò nuôi dưỡng". Bà cũng giải thích thêm rằng sự thay đổi này làm giảm nhu cầu tình dục của các ông chồng. Sự thay đổi nội tiết tố khiến người chồng tự nhiên muốn dành nhiều sự quan tâm hơn cho vợ và đứa con trong tương lai.
Tăng cân
Kết quả một cuộc thăm dò được thực hiện tại Anh năm 2009 cho thấy, các ông bố tăng trung bình khoảng 6,35 kg suốt thời gian vợ mang bầu.
Trong 5. 000 người được hỏi thì 41% giải thích lý do khiến họ tăng cân là vì nhà tràn ngập các món ăn vặt, 25% còn lại cho biết họ luôn đồng hành với vợ trong mọi bữa ăn.
Buồn nôn
Buồn nôn, nôn ói không chỉ xuất hiện ở các mẹ bầu, một số ông chồng cũng “được” trải nghiệm triệu chứng đặt biệt này.
Đây được gọi là hội chứng Couvade, khi người chồng phải trải qua những triệu chứng từ thể chất đến hành vi giống hệt như vợ. Nôn ói thường xảy ra ở trong những tháng đầu mang thai và sẽ tự biến mất sau khi người vợ sinh con.
Tiết sữa
Thật đáng kinh ngạc bởi có những ông chồng còn được trải nghiệm triệu chứng tiết sữa trong thai kỳ của vợ. Sự thay đổi đột biến hormone prolactin (hormone kích thích sự tiết sữa) đem lại khả năng đặc biệt này cho người chồng. Mặc dù phần lớn đàn ông không thể nuôi con bằng sữa của mình nhưng prolactin đóng vai trò quan trọng để họ đảm nhiệm tốt vai trò làm cha, chẳng hạn như có thể dỗ dành khi bé khóc, dịu dàng không kém gì các mẹ.
Trầm cảm
Trầm cảm sau sinh là triệu chứng phổ biến ở hầu hết các bà mẹ nhưng í tai biết rằng nam giới cũng có thể bị mắc triệu chứng này. Khoảng 3-10% các ông chồng bị trầm cảm ở giai đoạn đầu thai kỳ và một năm sau khi vợ sinh con. Và phần lớn các trường hợp được hỏi cảm thấy chán nản trong khoảng thời gian bé 3-6 tháng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Nếu biết 7 mẹo nhỏ này mẹ bầu tuyệt đối không bị ốm nghén
- Giúp mẹ giảm đau lưng trong thời kỳ thai nghén
Trẻ thiếu thốn tình cảm thường có 4 biểu hiện dễ nhận thấy, nhiều cha mẹ chủ quan bỏ qua
Mua mướp đừng tham quả to, cứ nhìn 4 điểm này biết ngay quả nào ngon ngọt
Thả thứ này vào luộc cua ghẹ thịt chắc nịch thơm ngon, đậm đà ai cũng thích
Học cách mặc đồ cut-out từ kín đáo đến gợi cảm giúp nàng thu hút mọi ánh nhìn
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Cuối tuần (21-22/5): 3 con giáp phất lên như diều gặp gió, tiền về căng chặt túi
Vừa chia tay Kiều Minh Tuấn, Cát Phượng đã được một sao nam "thả thính"?
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua