Tâm sự của những bác sĩ sản khoa túc trực bệnh viện đón các thiên thần vào dịp Tết
28 Tết, các cán bộ nhân viên y tế ở đây vẫn đang tất tả với những công việc như thường ngày. Có lẽ, trong số tất cả những người đang làm việc ở khoa này họ đều quen với việc đón đêm giao thừa tại nơi làm việc.
Chia sẻ với chúng tôi, BS Nguyễn Thị Kiều Oanh (Chuyên khoa II - quyền trưởng khoa Sản BV E Hà Nội) cho hay, hơn 20 năm công tác trong ngành y, nhưng 13 năm nay đêm giao thừa nào chị cũng có mặt trực đêm tại bệnh viện.
Chị Oanh nói: "Khi bước vào nghề Y, thì tất nhiên ai cũng xác định công việc phải thường xuyên vắng nhà và việc cấp cứu người là ưu tiên hàng ngày. Các con của tôi đã quá quen thuộc và xác định sẽ không chắc được được đón giao thừa cùng mẹ nên thông cảm. Bên cạnh đó, ông xã tôi cùng nghề, cũng có những năm đi trực như vợ nên anh rất thông cảm".
Theo BS Oanh, dù phải thường xuyên xa cách gia đình trong những giờ phút thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, nhưng đó lại là điều đặc biệt cho công việc của các cán bộ nhân viên tại khoa Sản.


Bởi vì, vào thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới lại luôn có những "thiên thần" được sinh ra đời.

Chia sẻ thêm về công việc tại khoa Sản, vị bác sĩ cho hay, không đơn giản như mọi người vẫn tưởng rằng vào những ngày cuối năm người dân đến bệnh viện sẽ vắng hơn. Ngược lại, ở khoa Sản vào dịp Tết bệnh nhân vẫn đông như bình thường.
"Riêng khoa Sản khác với một số, nhiều người có tâm lý sinh con trước đêm 30 để còn hợp tuổi, hoặc có bà mẹ vì quan niệm nên cố gắng để đợi sau đêm giao thừa. Vì vậy mà tại khoa Sản chúng tôi luôn thường trực bệnh nhân đến và bệnh nhân ra viện…" BS Oanh nói.
Nói thêm về việc khi phải đối phó với những tình huống theo lời đề nghị của người nhà bệnh nhân, bác sĩ cho rằng: "Cũng có người muốn mổ theo đúng giờ…Chúng tôi lại khuyên họ, không nên vì quan niệm đó, hãy để đứa trẻ được sinh ra tự nhiên. Đó như một sự kiện vô cùng thiêng liêng, may mắn đối với chính đứa bé. Đứa trẻ ấy như một báu vật của gia đình và là một điều gì đó rất đặc biệt của cả chúng tôi..". vị bác sĩ chia sẻ.
Còn đối với nữ hộ sinh, cử nhân Lộ Thị Thùy Linh, mỗi khi chứng kiến một em bé ra đời, đó là thời khắc chị nhận thấy hạnh phúc vì đã hoàn thành một nhiệm vụ của mình.
"Ngoài niềm vui hoàn thành nhiệm vụ, đó cũng như công việc mình là cho gia đình họ vui. Nhìn thấy họ hạnh phúc đón nhận đứa con ra đời, mình cũng cảm nhận thấy hạnh phúc như vậy.".


Theo nữ hộ sinh, cũng như các đồng nghiệp của chị và tất cả những bệnh nhân có mặt vào dịp Tết, ai cũng đều cảm nhận được sự thiêng liêng khác lạ.
"Mỗi khi tiếp xúc để cấp cứu hoặc chăm sóc bệnh nhân, ai cũng tự nhận thấy sao mình gần gũi và những lời chúc, cái bắt tay vô cùng thân thiện". chị Linh bày tỏ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video: Bác sĩ sản khoa hướng dẫn cách kê gối giúp bà bầu ngủ ngon
- Bác sĩ sản khoa mách mẹ nhận biết 6 dấu có thai sớm chuẩn nhất
- Bác sĩ sản khoa cắt cụt ngón tay trẻ sơ sinh khi mổ bắt con
- 'Tôi là mộc bác sĩ sản khoa nhưng không thể nuôi con bằng sữa mẹ'
- Màn đối đáp "Em bé sinh ra từ đâu" siêu yêu của bé gái với bác sỹ sản khoa
Trẻ thiếu thốn tình cảm thường có 4 biểu hiện dễ nhận thấy, nhiều cha mẹ chủ quan bỏ qua
Mua mướp đừng tham quả to, cứ nhìn 4 điểm này biết ngay quả nào ngon ngọt
Thả thứ này vào luộc cua ghẹ thịt chắc nịch thơm ngon, đậm đà ai cũng thích
Học cách mặc đồ cut-out từ kín đáo đến gợi cảm giúp nàng thu hút mọi ánh nhìn
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Cuối tuần (21-22/5): 3 con giáp phất lên như diều gặp gió, tiền về căng chặt túi
Vừa chia tay Kiều Minh Tuấn, Cát Phượng đã được một sao nam "thả thính"?
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua